Trong dòng chảy nghệ thuật của nền hội họa Việt Nam, tranh sơn mài - một sản phẩm nghệ thuật truyền thống độc đáo đã và đang chuyển mình hòa cùng thế giới hiện đại.
In the flow of Vietnam's artistic expression, lacquer paintings, a unique traditional art form, are adapting to the modern world.
Ngược về dòng lịch sử (Looking back at history)
Tranh sơn mài tuy giản đơn là sản phẩm của sự phối hợp giữa chất liệu (sơn) và động tác kỹ thuật (mài), nhưng lại là thành quả của sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn thủ công truyền thống Việt Nam.
Although lacquer paintings may seem simple, they are the result of the combination of materials (lacquer) and technical skills (polishing). They have evolved from the exploration and development of traditional Vietnamese lacquer craftsmanship.
Ngược theo dòng lịch sử, những vết tích về sơn mài được tìm cách đây hàng trăm năm Trước Công Nguyên. Người xưa dùng sơn chế từ nhựa cây sơn phủ lên các vật dụng hoặc đồ thờ cúng bằng gỗ, gốm như hương án dài, bát đĩa, câu đối, hoành phi, bình phong… để làm tăng thêm độ bền. Sau đó phát triển dần sang tranh trang trí, vẽ thêm một số những đường nét, hoa văn, cảnh quan thiên nhiên để tạo thêm sự độc đáo cho sản phẩm.
Tracing back through history, traces of lacquer art date back hundreds of years before Christ. In ancient times, people used lacquer made from resin to coat various objects and items used for worship or daily life, such as long incense stands, plates, parallel sentences, screens, and partitions, to increase their durability. Later, this practice gradually evolved into decorative art, adding intricate details, patterns, and natural landscapes to make the products more unique.
Đến đầu những năm 30 thế kỷ trước, các họa sĩ Việt Nam tại trường Mỹ Thuật Đông Dương (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) phát hiện ra các vật liệu màu từ các vật liệu hết sức gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống đời thường như vỏ ốc, trứng, tre… và áp dụng kỹ thuật sơn mài vốn có, để tạo thành những kiệt tác tranh sơn mài vô cùng tinh tế. Và chính từ đó, khái niệm sơn mài dần phổ biến và tạo dựng nên hình hài một sơn mài Việt Nam trong nền nghệ thuật hiện đại của thế giới thế kỷ XX. Trong thời kỳ này, mỗi màu sơn được sử dụng riêng cho những họa tiết và hòa sắc chỉ vẻn vẹn mấy màu đơn giản, như núi thì màu đen, nhà cửa màu nâu, cây cối màu đỏ, trời thì thếp vàng...
In the early 20th century, Vietnamese artists at the Indochina School of Fine Arts (now the University of Fine Arts in Vietnam) discovered the use of colors from everyday materials like seashells, eggs, bamboo, and applied these to the traditional lacquer techniques. This led to the creation of exquisite lacquer paintings. From there, the concept of lacquer art gradually gained popularity and established a distinctive Vietnamese style in the modern art world of the 20th century. During this period, each color was used for specific motifs, creating a limited color palette, such as black for mountains, brown for houses, red for trees, and yellow for the sky.
Kỹ thuật sơn mài của thập niên 90 có thêm nét đột phá, tạo nên một diện mạo sơn mài mới, cũng là cách các nghệ sĩ trẻ thời này khẳng định mình. Sơn mài được đắp bồi, gồ lên, phá tính chìm, bóng, sâu vốn là nét đặc trưng của sơn mài truyền thống. Khác biệt của các sáng tác thời kỳ này so với dòng tranh sơn mài giai đoạn trước còn ở chỗ, nếu như trước đây kỹ thuật chủ yếu vào lối vẽ “chôn màu” nhiều lớp và mài đứt, “móc màu lên” thì các họa sĩ thập niên 90 thiên về “vẽ thêm vào”, tức là sử dụng “bút pháp” đặc trưng của vẽ tranh sơn dầu, lấy bề mặt lúc vẽ làm hiệu quả sáng tạo cuối cùng.
The lacquer painting techniques of the 1990s brought breakthroughs, giving rise to a new appearance for lacquer art. This was also how the young artists of that time asserted themselves. The lacquer was applied in layers, adding depth, gloss, and texture, which were characteristic features of traditional lacquer art. The main difference in this era compared to previous lacquer painting styles was that instead of "burying colors" under multiple layers and then revealing them by polishing, the artists of the 1990s leaned towards "adding to the painting," using the distinctive techniques of oil painting. The surface itself was used to create the final artistic effect.
Chuyển mình trong cuộc sống hiện đại ( Adaptation to modern life)
Đến nay sau gần một thế kỷ đồng hành cùng nghệ thuật sơn mài, cùng với thời gian, các họa sĩ Việt Nam vẫn đang tiếp tục kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiệu và tìm tòi mới mang đậm dấu ấn và tính sáng tạo của từng cá nhân, mang đến sự huyền bí, ánh sáng, hào quang rực rỡ của nghệ thuật sơn mài, vừa thể hiện bản sắc dân tộc vừa mang âm hưởng của nghệ thuật tạo hình đương đại.
Today, after nearly a century of evolving alongside the art of lacquer, Vietnamese artists continue to inherit and develop the art form with various expressive styles and new explorations that reflect the unique creativity and individuality of each artist. This has brought forth the mystical, radiant, and illuminating aspects of lacquer art, which showcase both the national identity and the influences of contemporary art.
Nhờ vậy, bảng màu sơn mài ngày nay càng phong phú hơn về phong cách thể hiện cũng như nhiều chất liệu mới được tìm ra trong quá trình lao động sáng tác nghệ thuật. Các họa sĩ cũng thoải mái hơn khi thể hiện ý tưởng, định hình dấu ấn cá nhân, thể hiện những quan niệm mới của mình về nghệ thuật và vẫn luôn mang đậm hơi thở của cuộc sống. Khi thì đưa người xem trở lại với các thời kỳ của chế độ phong kiến Việt Nam với những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hoàng cung và thiếu nữ xưa cùng với các trang phục truyền thống. Hay đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt gợi cảm, nhẹ nhàng và vô cùng lãng mạn trên nền đen sâu thẳm của sơn mài, sự kết hợp và giao thoa giữa hiện đại và truyền thống. Hay đó là vẻ đẹp của những cảnh vật đang diễn ra hàng ngày đã tạo cho người nghệ sĩ những mạch nguồn cảm xúc không bao giờ cạn…
As a result, the color palette of lacquer paintings has become more diverse in terms of style and materials, discovered during the creative process. Artists feel more comfortable expressing their ideas and personal imprints, reflecting their new perspectives on art while still embracing the essence of traditional lacquer art. At times, they transport viewers back to historical periods of Vietnam's feudal regime, revolving around royal life and ancient women dressed in traditional attire. Or they depict the beauty of sensuous, gentle, and romantic Vietnamese women against the deep black background of the lacquer, merging the modern with the traditional. These artworks capture the beauty of daily life, creating an endless source of emotional resonance for the artists.
Nhưng cho dù thể hiện theo phong cách nào hay xu hướng nào thì nghệ thuật sơn mài không những không bị phôi phai, không bị lạc lõng giữa nhu cầu cuộc sống đương đại mà ngày càng phát huy thế mạnh của chất liệu truyền thống, tiếp tục chuyển mình, tạo ra những ma lực cuốn hút người xem và tiến xa hơn cùng nền hội họa thế giới.
Regardless of the style or trend it follows, lacquer art not only remains resilient but also thrives in the face of modern life's demands. It continues to harness the strength of traditional materials, evolves, and creates enchanting magic that captivates viewers, contributing to the global art scene.
Comments